Vợ đưa con ra nước ngoài sống sau ly hôn có cần sự đồng ý của chồng?

Vợ đưa con ra nước ngoài sống sau ly hôn có cần sự đồng ý của chồng?

Vợ đưa con ra nước ngoài sống sau ly hôn có cần sự đồng ý của chồng?

YOUR FUTURE-OUR FUTURE
ĐỊA CHỈ: 34 QUỐC LỘ 1A, P. THỚI AN, Q. 12, TP. HCM
Instagram Youtube Facebook

Hotline tư vấn

0937675368

Vợ đưa con ra nước ngoài sống sau ly hôn có cần sự đồng ý của chồng?

 

Tự quyết định đưa con đi nước ngoài sau ly hôn - Ảnh Internet 

 

Câu hỏi:

Tôi có một vài thắc mắc về đưa con ra nước ngoài sinh sống sau khi ly hôn có cần sự chấp thuận của người còn lại hay khôn? Tôi đã kết hôn năm 2002 và ly hôn năm 2004. Con trai tôi sinh tháng 12 năm 2002. Bây giờ con của tôi là 13 tuổi.

 

Trong trích lục của Tòa án có ghi : 

1/ Công nhận thuận tình ly hôn giữa tôi và người chồng của tôi.

2/ Con chung : Thỏa thuận tôi nuôi con trai ( Sinh ngày 24/12/2002 ). Tạm hoãn việc đóng góp phí tổn đối với chồng tôi.

3/ Án phí : Tôi chịu 50.000đ được trừ từ tạm ứng án phí đã nộp. 

Vậy nếu bây giờ tôi được hôn phu của tôi bảo lãnh hai mẹ con tôi ra nước ngoài sinh sống và kết hôn, tôi có cần được sự đồng ý hoặc cho phép mang con của tôi từ người chồng cũ của tôi không?  Tôi xin cám ơn sự tư vấn về pháp luật của quý Công ty. 

 

Trả lời. 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Future Lawyers, về thắc mắc của bạn chúng tôi xin được trả lời tư vấn như sau:

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về vấn đề này nhưng trên thực tế khi bạn đưa con ra nước ngoài sinh sống thì khi làm thủ tục xuất nhập cảnh họ vẫn sẽ yêu cầu có sực đồng ý bằng văn bản của cả cha và mẹ của cháu bé.

Và Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Theo đó, bạn là người trực tiếp nuôi con nên khi bạn mang con ra nước ngoài thì có thể sẽ cản trở việc thăm non, chăm sóc con của chồng cũ.

Vì vậy, khi mang con ra nước ngoài sinh sống thì bạn nên hỏi ý kiến của chồng bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Future Lawyers về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 0937.675.368 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.

Công Ty Luật Future Lawyers.

 
Chia sẻ:
2018 Copyright © CÔNG TY LUẬT TNHH FUTURE LAWYERS. Web Design by Nina.vn
Online: 5   |   Tháng: 2790   |   Tổng: 1023024
Zalo Zalo