Con chưa đủ 3 tuổi người cha có dành được quyền nuôi con sau khi ly hôn không?

Con chưa đủ 3 tuổi người cha có dành được quyền nuôi con sau khi ly hôn không?

Con chưa đủ 3 tuổi người cha có dành được quyền nuôi con sau khi ly hôn không?

YOUR FUTURE-OUR FUTURE
ĐỊA CHỈ: 34 QUỐC LỘ 1A, P. THỚI AN, Q. 12, TP. HCM
Instagram Youtube Facebook

Hotline tư vấn

0937675368

Con chưa đủ 3 tuổi người cha có dành được quyền nuôi con sau khi ly hôn không?

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi kết hôn với nhau đã được nhiều năm nhưng mới chỉ có con vì một vài lý do tế nhị. Chúng tôi đều có công việc ổn định, kinh tế dư giả nên cuộc sống khá thoải mái, viên mãn. Ngoài giờ làm việc thì lúc nào vợ chồng cũng ăn uống, mua sắm, nói chung khá hạnh phúc. Nhưng dự định hạnh phúc phía trước đều vỡ tan tành, khi cách đây 2 năm tôi phát hiện ra vợ mình có bồ. Hôm đó, chính mắt tôi trông thấy, cô ấy leo lên xe một người đàn ông lạ. Vốn tôi không định nghi ngờ, vì công việc của vợ liên quan đến giao tiếp nhiều, nhưng cảm tính trong người cứ thúc giục khiến tôi phóng xe bám theo, và chết điếng khi nhận ra vợ mình vui vẻ khoác tay một người đàn ông khác bước vào khách sạn.

Tôi không làm to chuyện, cũng không chạy thẳng vào trong mà bêu riếu cô ấy. Thay vào đó, tôi thuê thám tử, điều tra tường tận nguồn gốc mọi việc. Chỉ đến khi bị tôi ném thẳng xấp ảnh tình tứ vào mặt, vợ tôi mới khóc lóc xin lỗi. Cô ấy giải thích, do có thời gian stress vì công việc, cộng thêm người này tấn công mạnh mẽ nên đã có phút yếu lòng. Nghe vợ nói, tôi cũng cảm thấy có chút xót xa. Dù sao cũng là người đầu gối tay ấp với mình suốt mấy năm trời. Không những thế, nếu giờ xảy ra chuyện gì, con gái chúng tôi mới là người thiệt thòi nhất. Tôi đồng ý tha thứ cho vợ, nhưng bắt phải cắt đứt liên lạc với người kia. Sau lần đó, mặc dù tình cảm và niềm tin đều không còn nguyên vẹn, nhưng tôi vẫn đối xử tử tế với vợ.

 

 

Con chưa đủ 3 tuổi liệu người cha có dành được quyền nuôi con?

Vợ tôi khá biết điều. Cô ấy tỏ ra ăn năn hối hận, cố gắng thay đổi, trở thành người vợ ngoan ngoãn, ra sức vun vén hàn gắn cho tình cảm hai đứa. Tuy đôi lúc vẫn xảy ra cãi vã nhưng chưa một lần tôi nhắc về chuyện cũ khiến vợ tôi càng cảm phục hơn. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôi mới phát hiện cô ta và người đàn ông kia lại tiếp tục với nhau. Tôi muốn làm đơn xin ly hôn đơn phương, tôi có 1 con gái sinh năm 2017, vì chưa đủ 3 tuổi thì tôi có được quyền nuôi con không, tôi không muốn con gái tôi bị ảnh hưởng bởi người mẹ và theo thỏa thuận với vợ tôi thì tôi có thể không chia tài sản cho cô ta có được không. Xin luật sư tư vấn giúp tôi!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Future Lawyers, về thắc mắc của bạn chúng tôi xin được trả lời tư vấn như sau:

Về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

Tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, theo thông tin anh cung cấp, anh có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương.

Về quyền nuôi con sau ly hôn

Đối với cháu gái, theo thông tin anh cung cấp là chưa đủ 36 tháng tuổi, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 ở trên nếu anh muốn giành quyền nuôi thì ngoài việc anh chứng minh điều kiện của mình, anh cần phải chứng minh rằng vợ anh không có điều kiện để nuôi con với căn cứ bạn cung cấp là vợ anh có hành vi ngoại tình,….

Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Về thỏa thuận của bạn với vợ: “ Nếu vợ bạn còn tiếp tục ngoại tình thì phải để con lại cho bạn nuôi và không chia tài sản….”

Luật hôn nhân và gia đình 2014 có nhiều quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con. Theo đó, Luật cho phép vợ chồng thỏa thuận các vấn đề liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản nhưngkhông được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình(khoản 4 Điều 68). Đồng thời, Luật quy định cha, mẹ có nghĩa vụ chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội; Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Mặt khác, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc (khoản 3 Điều 70).

Từ các quy định nêu trên, anh chị có quyền thỏa thuận về tài sản chung nhưng những thỏa thuận đó phải phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; có quyền thỏa thuận liên quan đến con nhưng phải bảo đảm các quy định về quyền, nghĩa vụ giữa cha, mẹ với con.

Như vậy, Vợ chồng anh có thể thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi các con sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì khi anh muốn giành quyền nuôi con thì phải có nghĩa vụ chứng minh với Tòa rằng mình có đủ các điều kiện để chăm sóc con một cách tốt nhất như:

+ Thu nhập hàng tháng (Có đảm bảo để nuôi con hay không);

+ Chỗ ở ổn định;

+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần cho con không?);

+ Thời gian làm việc (Có thời gian để chăm sóc con hay không?);

+ Sự quan tâm, chăm sóc của cha/mẹ giành cho con?

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Future Lawyers về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 0937.675.368 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 Trân trọng.
Công Ty Luật Future Lawyers.
Chia sẻ:
2018 Copyright © CÔNG TY LUẬT TNHH FUTURE LAWYERS. Web Design by Nina.vn
Online: 2   |   Tháng: 2743   |   Tổng: 1022972
Zalo Zalo