Vơ chồng ly hôn thì án phí ly hôn là bao nhiêu? Tôi có quyền nuôi con và nhận tiền cấp dưỡng cho con

Vơ chồng ly hôn thì án phí ly hôn là bao nhiêu? Tôi có quyền nuôi con và nhận tiền cấp dưỡng cho con

Vơ chồng ly hôn thì án phí ly hôn là bao nhiêu? Tôi có quyền nuôi con và nhận tiền cấp dưỡng cho con

YOUR FUTURE-OUR FUTURE
ĐỊA CHỈ: 34 QUỐC LỘ 1A, P. THỚI AN, Q. 12, TP. HCM
Instagram Youtube Facebook

Hotline tư vấn

0937675368

Vơ chồng ly hôn thì án phí ly hôn là bao nhiêu? Tôi có quyền nuôi con và nhận tiền cấp dưỡng cho con

Câu hỏi:

Thưa luật sư tôi đã lấy chồng năm nay là bước sang năm thứ 3, tôi và chồng tôi dạo gần đây có trục trặc, chồng tôi muốn ly hôn, luật sư cho tôi hỏi nếu như chồng tôi viết đơn thì tiền án phí là bao nhiêu và chúng tôi có con 2 tuổi thì ai là quyền được nuôi nó, chồng tôi đi làm nhưng từ lúc sinh con chưa nuôi được ngày nào, và nữa chồng tôi còn xúc phạm tới bố mẹ đẻ tôi, nếu tôi ký vào đơn ly hôn thì tiền bồi thường của tôi là bao nhiêu, tiền bồi dưỡng hàng tháng cho con tôi là bao nhiêu...  Luật sư tư vấn giúp tôi ạ.

 

Quyền nuôi con và cấp dưỡng sau ly hôn - Ảnh Internet 

 

Trả lời: 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Future Lawyers, về thắc mắc của bạn chúng tôi xin được trả lời tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Căn cứ theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án ...thì khi ly hôn, đương sự phải chịu mức án phí như sau:

 

Án phí cho một vụ việc ly hôn nếu không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng

 

Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì mức án phí được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp như sau:

 

- Từ 6.000.000 đồng trở xuống: Mức án phí là 300.000 đồng;

 

- Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: Mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp;

 

- Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Mức án phí là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;

 

- Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;

 

- Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;

 

- Từ trên 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

 

Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về quyền nuôi con khi ly hôn quy định:
 
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
 
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
 
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo đó, vì hiện cháu đang dưới 36 tháng tuổi nên nếu hai vợ chồng không tự thỏa thuận được bạn sẽ có ưu thế trong việc giành quyền nuôi cháu, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện sức khỏe hoặc thời gian để trực tiếp nuôi dạy.

 

Điều 116 Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014 quy định Mức cấp dưỡng như sau:

 

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

Như vậy, căn cứ theo quy định này thì mức cấp dưỡng cho con sẽ do vợ chồng thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và quyết định mức cấp dưỡng.

 

Điều 110 Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014  quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con:

 

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

 

Như vậy, căn cứ theo quy định này thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải cấp dưỡng đến khi con thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Future Lawyers về vấn đề bạn yêu cầu 8 vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 0937.675.368 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 
Trân trọng.
 
Công Ty Luật Future Lawyers.

 

 

Chia sẻ:
2018 Copyright © CÔNG TY LUẬT TNHH FUTURE LAWYERS. Web Design by Nina.vn
Online: 1   |   Tháng: 3273   |   Tổng: 1017884
Zalo Zalo