Sau ly hôn một bên cắt liên lạc không cho thăm con làm thế nào?

Sau ly hôn một bên cắt liên lạc không cho thăm con làm thế nào?

Sau ly hôn một bên cắt liên lạc không cho thăm con làm thế nào?

YOUR FUTURE-OUR FUTURE
ĐỊA CHỈ: 34 QUỐC LỘ 1A, P. THỚI AN, Q. 12, TP. HCM
Instagram Youtube Facebook

Hotline tư vấn

0937675368

Sau ly hôn một bên cắt liên lạc không cho thăm con làm thế nào?
Câu Hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi tên T. Tháng x/2018 tôi và chồng cũ tôi có thoả thuận thuận tình ly hôn và tòa đã có quyết định của tòa. Chúng tôi có thoả thuận về phần con cái, sẽ do chồng tôi nuôi (con gái tôi sinh 2004) và mỗi tháng tôi phải chu cấp cho con 1.500.000đ tôi đều chuyển khoản đầy đủ mỗi đầu tháng.

Và cùng thoả thuận cùng chăm sóc yêu thương và thông báo tình hình của con cho nhau. Nhưng, chỉ sau ly hôn, chồng tôi dần dần cắt đứt liên lạc với tôi và không trao đổi thông tin của con cho tôi, anh ấy ghét tôi đến mức gặp mặt không thèm chào nhau, không hỏi han nhau. Giờ thì anh ấy dạy con đến mức ghét luôn cả mẹ (là tôi). Tôi vô cùng đau khổ, tôi không biết hỏi ai để giúp đỡ tôi. Chồng tôi làm vậy với tôi có phạm luật không? Và tôi không biết quyền lợi của tôi như thế nào trong vấn đề này. Tôi đã không được gặp con gái và nó cũng từ chối gặp tôi khoảng 2 tháng nay. Nước mắt, đau đớn hằng đêm một mình tôi lủi thủi trong bao nỗi buồn. Xin quý luật sư giúp đỡ những thắc mắc giúp tôi. Tôi có thể kiện việc chồng tôi ngăn cản quyền được cùng chăm sóc trao đổi thông tin của con không? Nếu tôi không được gặp con, tôi có quyền dừng việc cấp dưỡng không? Xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Future Lawyers, về thắc mắc của bạn chúng tôi xin được trả lời tư vấn như sau.

- Về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

 

Theo Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

 

"3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

 

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

 

Và Khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

 

"2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."

 

Từ các quy định trên, đối chiếu với trường hợp của bạn: Bạn không trực tiếp nuôi con nên bạn có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Đồng thời, chồng bạn cùng các thành viên khác trong gia đình cũng không được cản trở bạn trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tuy nhiên, bạn chỉ cung cấp thông tin về việc chồng bạn ghét bạn, gặp bạn không chào hỏi  thì đây chưa phải là căn cứ xác định chồng bạn cản trở quyền thăm con của bạn. Thêm nữa, bạn cần làm rõ về việc bạn không được gặp con bạn 2 tháng nay là do con bạn không muốn gặp bạn hay do chồng bạn cản trở, không tạo điều kiện để mẹ con bạn được gặp nhau? Trường hợp chồng bạn có hành vi cản trở quyền thăm nom con của bạn thì bạn có thể liên hệ đến chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân, công an,..) hoặc gửi đơn đến Tòa để được bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Hành vi của chồng bạn có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

 

"Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau."

 

- Về nghĩa vụ cấp dưỡng:

 

Theo Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

 

"2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con."

 

Và  Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

 

"1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

 

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

 

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này."

 

Như vậy, trong trường hợp bạn không trực tiếp nuôi con thì bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con (trừ trường hợp vợ chồng bạn có thỏa thuận khác). Việc chồng bạn có hành vi cản trở quyền thăm nom con của bạn không phải là yếu tố loại trừ nghĩa vụ cấp dưỡng của bạn nên bạn không có quyền dừng việc cấp dưỡng. Trường hợp bạn muốn dừng việc cấp dưỡng cho con thì bạn phải thỏa thuận bằng văn bản với chồng bạn

 

QUI TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ HOÀN THIỆN HỒ SƠ CỦA LUẬT SƯ NHƯ SAU:

Bước 1: Tiếp Nhận Thông Tin

Luật sư ly hôn của Future Lawyers tiếp nhận thông tin riêng tư từ website: donxinlyhon.vn (Ô chat góc dưới cùng bên phải), từ tin nhắn riêng (inbox) của facebook: future lawyers-luật sư ly hôn, từ zalo từ số điện thoại 0937675368 hoặc từ kênh youtube: future lawyers-luật sư.

Bước 2: Trao Đổi Về Vụ Việc

Thân chủ trình bày nội dung cần Luật Sư tư vấn, Luật Sư của Future Lawyers sẽ trao đổi những sự kiện, tình tiết và các chứng cứ…cần thiết liên quan đến nội dung vụ việc.

Bước 3: Tư Vấn Chuyên Sâu

Luật sư đưa ra các phương án pháp lý để thân chủ lựa chọn trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho mình, phương pháp tiếp cận và xử lý vụ việc, hậu quả pháp lý và những rủi ro có thể xảy ra cho thân chủ.

Bước 4: Ký Hợp Đồng Tham Gia Tố Tụng

Khi thân chủ của Future Lawyers hoàn toàn yên tâm từ bước 1 đến bước 3 và sẵn sàng ký Hợp Đồng Dịch Vụ Pháp Lý với Future Lawyers, Luật Sư và thư ký chuyên về ly hôn sẽ thu thập chứng cứ để làm việc với bên thứ ba bao gồm chồng/vợ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, Tòa Án nhằm bảo vệ Quyền và Lợi ích hợp pháp tối đa cho thân chủ của mình.

Bước 5: Luật Sư Đồng Hành Cùng Thân Chủ Sau Vụ Kiện

Future Lawyers xác định vấn đề pháp lý khi ly hôn thường kéo dài rất lâu, đặc biệt trong trường hợp tranh chấp về nuôi con và cấp dưỡng, các vấn đề luật pháp khác mà kể cả khi ly hôn xong thân chủ cũng luôn cần Luật Sư phải đồng hành xuyên suốt. Do đó, Hợp Đồng Pháp Lý của chúng tôi luôn cam kết về các Điều Khoản này nhằm bảo vệ tối đa cho thân chủ của mình.

CHI PHÍ LUẬT SƯ :

Bước 1: Tiếp Nhận Thông Tin

Miễn phí

Bước 2: Trao Đổi Về Vụ Việc

Miễn phí

Bước  3: Tư Vấn Chuyên Sâu

-200.000 đồng cho vụ việc không tranh chấp con cái và tài sản

-500.000 đồng cho vụ việc có tranh chấp con cái và tài sản

Bước 4: Ký Hợp Đồng Tham Gia Tố Tụng

-Từ 5.000.000 đồng cho vụ việc không tranh chấp con cái và tài sản

-Từ 10.000.000 đồng cho vụ việc có tranh chấp con cái và tài sản

Bước 5: Luật Sư Đồng Hành Cùng Thân Chủ Sau Vụ Kiện

Miễn Phí cho đến khi con đủ 18 tuổi hoặc đã thỏa thuận được về tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Future Lawyers về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Hotline 0937.675.368Hoặc qua websitedonxinlyhon.vn (Ô chat góc dưới cùng bên phải), qua tin nhắn riêng (inbox) của facebook: future lawyers-luật sư ly hôn, qua zalo từ số điện thoại 0937675368 hoặc kênh youtube: future lawyers-luật sư để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân Trọng.
Công Ty Luật Future Lawyers.
 
 
ĐƯỜNG LINK THAM KHẢO CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN:
Đơn phương ly hôn do chồng đánh đập bạo hành: http://donxinlyhon.vn/linhvuc-tuvan/don-phuong-ly-hon-do-chong-danh-dap-bao-hanh-184.html
Thuận tình ly hôn:
Thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng: http://donxinlyhon.vn/linhvuc-tuvan/thoa-thuan-ve-tai-san-chung-tai-san-rieng-89.html
Tranh Chấp Khi Ly Hôn:
Tranh chấp quyền nuôi con từ 36 tháng đến dưới 7 tuổi: http://donxinlyhon.vn/linhvuc-tuvan/tranh-chap-quyen-nuoi-con-tu-36-thang-den-duoi-7-tuoi-65.html
 

Hotline: 0937675368

Địa chỉ: Tầng 18- Zen Tower, 34 Quốc Lộ 1A, P. Thới An, Q. 12, TP. HCM

Chia sẻ:
2018 Copyright © CÔNG TY LUẬT TNHH FUTURE LAWYERS. Web Design by Nina.vn
Online: 1   |   Tháng: 2449   |   Tổng: 1016288
Zalo Zalo