Nhiều cô bỏ chồng bên Đài Loan về cả chục năm mới đi làm thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, ly hôn với một người ở nước ngoài mà người đó không còn liên lạc gì với mình nữa quả thật rất trần ai…
Năm 2019, trung bình mỗi ngày TAND TP Cần Thơ thụ lý hơn một vụ án xin ly hôn có yếu tố nước ngoài, chủ yếu là với người Đài Loan, Hàn Quốc. Một trong những lý do ly hôn là: Chênh lệch tuổi tác quá lớn (nhiều trường hợp 20-30 tuổi, thậm chí 40 tuổi, bằng khoảng cách hai thế hệ) nên tâm sinh lý vợ chồng không thể chia sẻ được…
Không nhớ tên và địa chỉ của chồng
Theo thẩm phán Nguyễn Quyến - Chánh Tòa Gia đình và Người chưa thành niên (TAND TP Cần Thơ), có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các cuộc hôn nhân của họ bị đổ vỡ. Một là do thế hệ trẻ chưa có nhận thức đầy đủ về cuộc sống nên dẫn đến đối xử tùy tiện, không tôn trọng tình cảm, nhân phẩm của nhau. Ngoài ra, mục đích hôn nhân không đạt được, có thể vì chạy theo tiền bạc hoặc tư tưởng muốn đi nước ngoài. Trong khi đó, phong tục tập quán mỗi nước khác nhau, tiếng nói khác nhau, mục đích vì tiền bạc không đạt được, muốn đi nước ngoài nhưng cũng không đi được… nên dẫn đến xin ly hôn.
Từng xét xử nhiều vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài, thẩm phán Nguyễn Văn Hải (TAND TP Cần Thơ) nhận xét một số thì kết hôn vì tình cảm nhưng cũng có nhiều trường hợp do điều kiện sống khó khăn nên họ “muốn đổi đời, tìm một miền đất mới”. Tuy nhiên, khi kết hôn họ lại chưa tìm hiểu kỹ về nhau, về điều kiện sống, làm việc, nghề nghiệp…
Một điều nữa là độ tuổi kết hôn của những cặp đôi này có sự chênh lệch rất lớn, 20-30 tuổi, thậm chí 40 tuổi. Những cặp đôi có sự chênh lệch tuổi tác như vậy khi về sống chung không thể hòa hợp được vì chênh lệch hai thế hệ nên tâm sinh lý vợ chồng không chia sẻ được.
“Tôi nhớ nhất có một vụ khi đưa ra xử, tôi hỏi cô gái tên chồng là gì thì cổ (cô ấy) không nhớ, hỏi địa chỉ, số nhà bên chồng là gì cổ cũng không biết luôn. Tôi có hỏi vì sao không nhớ thì cổ chỉ cười. Sau đó, phải giở hồ sơ ra đọc lại tên và địa chỉ của người chồng thì cổ xác nhận là đúng” - thẩm phán Hải cho hay.
Nói như thế để cho thấy nhiều cô lấy chồng mà những điều cơ bản, đơn giản nhất về chồng mình cũng không nắm được mà lại quyết định một việc quan trọng cả đời là kết hôn với họ.
Tuy nhiên, khi người phụ nữ chẳng đặng đừng phải đi đến ly hôn thì tòa án cũng tạo điều kiện để giúp họ, trong đó có việc xét xử vắng mặt. Thẩm phán Hải cho biết gần đây, tỉ lệ xin xét xử vắng mặt cả hai vợ chồng khá nhiều, chiếm khoảng 70%-80% những vụ án ly hôn nước ngoài mà ông đã xử.
Một phiên tòa xét xử ly hôn có yếu tố nước ngoài ở TAND TP Cần Thơ mà cả nguyên đơn và bị đơn đều xin xét xử vắng mặt. Ảnh: NHẪN NAM
Đám cưới với người này, ở với người khác
Theo thẩm phán Nguyễn Quyến, hôn nhân là một vấn đề hệ trọng nên trước khi cưới phải tìm hiểu đối phương thật kỹ, xem hai người có hiểu nhau, chia sẻ được với nhau các vấn đề trong cuộc sống hay không.
Thẩm phán Quyến nói qua các vụ ly hôn cho thấy việc tìm hiểu trước khi đi đến kết hôn là rất ít, đa số người đi trước dẫn người đi sau hoặc qua dịch vụ mai mối. “Đừng vì ý tưởng tiền bạc hay muốn đi nước ngoài mà cưới nhau. Vì cưới như vậy chắc chắn sẽ không có hạnh phúc và ly hôn là tất yếu” - ông Quyến nhấn mạnh.
Ông Quyến cho rằng kết hôn với người nước ngoài thì cả hai cùng phải tìm hiểu tiếng nói, phong tục tập quán, bản thân mỗi người. Cưới nhau phải biết tiếng của nhau để còn trao đổi. “Nhiều trường hợp lấy nhau mà không biết mặt, vì đám cưới với người này, về nước bên kia lại ở với người khác. Nhiều trường hợp người phụ nữ sống không được vì bị chồng đánh đập, không được đi đây đi đó, bị nhốt trong nhà. Đến khi trốn về được thì không có giấy tờ tùy thân. Có người tới tòa xin ly hôn mà không có giấy tờ gì, tòa phải hướng dẫn họ đi trích lục các giấy tờ có liên quan để làm thủ tục ly hôn. Cũng có trường hợp không trích lục được vì không biết chồng tên gì, ở tỉnh nào thì làm sao có căn cứ gì để tòa giải quyết cho ly hôn…” - ông Quyến cho hay.
Biểu đồ số vụ ly hôn so với tổng số vụ kết hôn có yếu tố nước ngoài tại TP Cần Thơ trong hai năm 2018 và 2019.
Tòa luôn tạo điều kiện để giải quyết sớm
Cô gái nào đến tòa xin ly hôn cũng mong việc của mình được giải quyết nhanh nhưng việc ly hôn không phải lúc nào cũng nhanh như họ nghĩ. Dễ thấy câu cửa miệng của mấy cô khi vừa được tòa nhận đơn xin ly hôn là: “Vụ của em khi nào xử, khi nào có bản án, đặng em còn tính qua tết đi Nhật…”.
Có trường hợp đến tòa lần đầu tiên đưa theo cả người chồng ngoại quốc với yêu cầu tòa giải quyết thuận tình ly hôn làm sao nhanh, xong trong một ngày. Đương nhiên, tòa không thể giải quyết như vậy được vì hồ sơ vụ án còn chưa được thụ lý.
Theo ông Quyến, khó khăn khi xét xử ly hôn có yếu tố nước ngoài là thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp để tống đạt, ghi lời khai. Thủ tục này đòi hỏi phải có thời gian, vì vậy việc giải quyết ly hôn không thể tiến hành một sớm một chiều. Một phần do luật quy định, một phần không có kết quả do đương sự khi kết hôn không tìm hiểu, không nhớ và ghi kỹ địa chỉ nên có khi ủy thác tư pháp không đạt.
Khi tòa thụ lý vụ án mà trong hồ sơ chưa có ý kiến của bị đơn (chủ yếu ở nước ngoài) thì phải thực hiện việc ủy thác tư pháp. Theo quy định, thời gian mở phiên hòa giải lần thứ nhất là sáu tháng, chậm nhất là tám tháng kể từ khi thụ lý, sau đó mới cho nguyên đơn đóng tiền thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp. Theo luật định, thời gian đưa vụ án ra xét xử lần đầu cũng phải mất 9-12 tháng.
Thẩm phán Quyến cho biết chỉ xét xử sớm được trong trường hợp bị đơn (thường ở nước ngoài) có ý kiến và đề nghị tòa xét xử vắng mặt. Có trường hợp sau khi thụ lý mà đương sự ở nước ngoài có bản ý kiến về thì có khi chỉ 15 ngày sau khi nhận được bản ý kiến tòa đã lên lịch xử.
Cũng có trường hợp sau khi thụ lý mà đương sự người nước ngoài đó trực tiếp đến tòa với nguyên đơn thì tòa áp dụng tương tự Luật Hòa giải đối thoại tại tòa để giải quyết. Theo đó, trong một ngày tòa có biên bản ghi nhận ý kiến hai người cùng đồng ý ly hôn. Sau đó bảy ngày nếu hai bên không thay đổi ý kiến thì tòa ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Trường hợp lâu nhất kéo dài đến gần hai năm tòa mới xử được. Bởi sau khi ủy thác tư pháp, 7-8 tháng mới nhận kết quả… bằng không, do địa chỉ không đúng. Lúc này, tòa yêu cầu nguyên đơn phải cung cấp địa chỉ mới của bị đơn ở nước ngoài và phải làm ủy thác lại từ đầu nên sẽ bị lâu. Tuy nhiên, những trường hợp phải làm ủy thác lại như thế này có ít thôi. Và trong mọi trường hợp, tòa luôn tạo điều kiện để đương sự được ly hôn sớm nhất, miễn đúng quy định pháp luật.
Tòa luôn tạo điều kiện để giải quyết sớm
Cô gái nào đến tòa xin ly hôn cũng mong việc của mình được giải quyết nhanh nhưng việc ly hôn không phải lúc nào cũng nhanh như họ nghĩ. Dễ thấy câu cửa miệng của mấy cô khi vừa được tòa nhận đơn xin ly hôn là: “Vụ của em khi nào xử, khi nào có bản án, đặng em còn tính qua tết đi Nhật…”.
Có trường hợp đến tòa lần đầu tiên đưa theo cả người chồng ngoại quốc với yêu cầu tòa giải quyết thuận tình ly hôn làm sao nhanh, xong trong một ngày. Đương nhiên, tòa không thể giải quyết như vậy được vì hồ sơ vụ án còn chưa được thụ lý.
Theo ông Quyến, khó khăn khi xét xử ly hôn có yếu tố nước ngoài là thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp để tống đạt, ghi lời khai. Thủ tục này đòi hỏi phải có thời gian, vì vậy việc giải quyết ly hôn không thể tiến hành một sớm một chiều. Một phần do luật quy định, một phần không có kết quả do đương sự khi kết hôn không tìm hiểu, không nhớ và ghi kỹ địa chỉ nên có khi ủy thác tư pháp không đạt.
Khi tòa thụ lý vụ án mà trong hồ sơ chưa có ý kiến của bị đơn (chủ yếu ở nước ngoài) thì phải thực hiện việc ủy thác tư pháp. Theo quy định, thời gian mở phiên hòa giải lần thứ nhất là sáu tháng, chậm nhất là tám tháng kể từ khi thụ lý, sau đó mới cho nguyên đơn đóng tiền thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp. Theo luật định, thời gian đưa vụ án ra xét xử lần đầu cũng phải mất 9-12 tháng.
Thẩm phán Quyến cho biết chỉ xét xử sớm được trong trường hợp bị đơn (thường ở nước ngoài) có ý kiến và đề nghị tòa xét xử vắng mặt. Có trường hợp sau khi thụ lý mà đương sự ở nước ngoài có bản ý kiến về thì có khi chỉ 15 ngày sau khi nhận được bản ý kiến tòa đã lên lịch xử.
Cũng có trường hợp sau khi thụ lý mà đương sự người nước ngoài đó trực tiếp đến tòa với nguyên đơn thì tòa áp dụng tương tự Luật Hòa giải đối thoại tại tòa để giải quyết. Theo đó, trong một ngày tòa có biên bản ghi nhận ý kiến hai người cùng đồng ý ly hôn. Sau đó bảy ngày nếu hai bên không thay đổi ý kiến thì tòa ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Trường hợp lâu nhất kéo dài đến gần hai năm tòa mới xử được. Bởi sau khi ủy thác tư pháp, 7-8 tháng mới nhận kết quả… bằng không, do địa chỉ không đúng. Lúc này, tòa yêu cầu nguyên đơn phải cung cấp địa chỉ mới của bị đơn ở nước ngoài và phải làm ủy thác lại từ đầu nên sẽ bị lâu. Tuy nhiên, những trường hợp phải làm ủy thác lại như thế này có ít thôi. Và trong mọi trường hợp, tòa luôn tạo điều kiện để đương sự được ly hôn sớm nhất, miễn đúng quy định pháp luật.
Hồ sơ các vụ án ly hôn ở TAND TP Cần Thơ năm sau cao hơn năm trước. Ảnh: NHẪN NAM
Theo ông Quyến, những người phụ nữ trong các cuộc ly hôn này đa số còn rất trẻ, tuổi đời chủ yếu khoảng 30 trở lại, thậm chí có rất nhiều người mới 19-20 tuổi. Người chồng nước ngoài trong các cuộc ly hôn này chủ yếu là người Đài Loan, Hàn Quốc.
Theo Nhẫn Nam, PLO
- Ly hôn vì bị chồng bạo hành, có quyền được nuôi con không? (20.08.2019)
- Người vợ suýt tự tử khi biết chồng vẫn còn yêu người cũ sau bao năm và đã ngoại tình (17.08.2019)
- Tư vấn về trường hợp ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình, có con riêng, đánh đập vợ. (17.08.2019)
- Nàng dâu định bán đất để xây nhà trên đất nhà chồng, ngờ đâu mới tỏ cả bầu trời toan tính (17.08.2019)
- Hóa ra đàn ông có những điều miệng nói 1 mà lòng nghĩ 2, cách đọc vị lại chỉ đơn giản thế này. (16.08.2019)
- Chồng tuyên bố Tất cả là do cô không biết đẻ và màn hội ngộ sau 3 năm. (14.08.2019)
- Vợ cặp bồ mang bầu nhưng không chịu ký đơn ly hôn (10.08.2019)
- Ai biết được khi lấy chồng, mỗi sáng con tự nhủ phải lau khô nước mắt, khoác lên nụ cười ... (10.08.2019)
- Mẹ muốn giành quyền nuôi con khi bản thân có hành vi ngoại tình (08.08.2019)
- Đàn bà có con riêng tái hôn không chỉ là chuyện chọn chồng (07.08.2019)