LY HÔN - FUTURE LAWYERS

LY HÔN - FUTURE LAWYERS

LY HÔN - FUTURE LAWYERS

YOUR FUTURE-OUR FUTURE
ĐỊA CHỈ: 34 QUỐC LỘ 1A, P. THỚI AN, Q. 12, TP. HCM
Instagram Youtube Facebook

Hotline tư vấn

0937675368

Tranh chấp quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

 

I.     Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

a. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

b. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

II.   Căn cứ pháp lý

-      Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13;

-      Căn cứ Thông tư liên tịch số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

-      Bộ luật Tố Tụng Dân Sự 2015.

-      Nghị quyết số: 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

III.  Xác định quyền nuôi con khi tranh chấp quyền nuôi con.

1.     Con dưới 36 tháng tuổi

a.     Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

b.     Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2.     Con từ đủ 36 tháng tuổi đến 7 tuổi

Tòa án giao quyền nuôi con cho cha hoặc mẹ nếu cha hoặc mẹ có đầy đủ điều kiện đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con, Những điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bao gồm:

-      Khả năng về tài chính, cơ sở vật chất;

-      Đảm bảo về mặt đạo đức, nhân phẩm;

-      Bố trí đủ thời gian chăm sóc, giáo dục con;

-      Các yếu tố về tinh thần

3.     Con từ 7 tuổi trở lên

Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến.

Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

4.     Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

a. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

b. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

c. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

5. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

a. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

b. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

c. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

d. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

e. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

-  Người thân thích;

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ.

IV.  Luật sư chuyên về ly hôn tư vấn và thực hiện công việc pháp lý bao gồm:

1.     Soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ pháp lý để nộp cho tòa án có thẩm quyền.

2.     Đại diện cho thân chủ nộp đơn ly hôn trong trường hợp thân chủ không muốn đến tòa án.

3.     Theo dõi, tư vấn và đưa ra bằng chứng trong suốt quá trình giải quyết vụ việc.

4.     Thực hiện việc ly hôn nhanh chóng, gọn gàng.

5.     Đảm bảo tính pháp lý sau ly hôn bao gồm thân chủ đăng ký kết hôn mới, con cái được cấp dưỡng đến đủ 18 tuổi, thực hiện việc chia tài sản hoặc nghĩa vụ trả nợ kết thúc.

 

Thông tin liên hệ

Hotline: 0937675368

Địa chỉ: Tầng 18- Zen Tower, 34 Quốc Lộ 1A, P. Thới An, Q. 12, TP. HCM.

 

Chia sẻ:
2018 Copyright © CÔNG TY LUẬT TNHH FUTURE LAWYERS. Web Design by Nina.vn
Online: 3   |   Tháng: 5935   |   Tổng: 1003202
Zalo Zalo